Những khó khăn trong hoạt động công chứng khi áp dụng Luật Căn cước năm 2023 và định danh, xác thực điện tử theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024
13:32 27/07/2024
Hiện nay, theo quy định của Luật Căn cước số 13/2023/L-CTN ngày 05/12/2023 (gọi tắt Luật Căn cước 2023), thông tin được in trên thẻ căn cước không còn dấu vân tay mà được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước… khiến các công chứng viên lúng túng trong việc nhận diện xác định chủ thể tham gia giao dịch, rất khó để xác định được đúng người tham gia giao dịch, dễ tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo.
Tại công văn số 416/CV-HHCCVVN ngày 18/7 của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, cho biết từ khi có quy định của Nhà nước về công chứng, công chứng viên dựa vào hình ảnh, đặc điểm nhận dạng và nhất là dấu vân tay in trên giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, căn cước công dân không gắn chip và có gắn chip) để xác định người yêu cầu công chứng đúng là người có quyền và nghĩa vụ ký kết hợp đồng, giao dịch.
Ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, cho rằng theo quy định của Luật Căn 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, thông tin được in trên thẻ căn cước không còn dấu vân tay mà những thông tin này được mã hóa, khiến công chứng viên khó xác định được đúng người tham gia giao dịch, dễ tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo.
Ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, cho rằng theo quy định của Luật Căn 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, thông tin được in trên thẻ căn cước không còn dấu vân tay mà những thông tin này được mã hóa, khiến công chứng viên khó xác định được đúng người tham gia giao dịch, dễ tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo.
Hiện nay, theo quy định của Luật Căn 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, thông tin được in trên thẻ căn cước không còn dấu vân tay mà những thông tin này được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước (gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân...). Theo ông Thiện, việc này đã gây cho các công chứng viên lúng túng trong việc nhận diện xác định chủ thể tham gia giao dịch. “Vì dấu hiệu nhận dạng, dấu vân tay của trỏ phải, trỏ trái không còn trên thẻ căn cước”, văn bản nêu nên rất khó để công chứng viên xác định được đúng người tham gia giao dịch, dễ tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo.
Để khắc phục, ông Thiện cho biết Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung nhằm nỗ lực để đạt điều kiện quy định tại Điều 18 của Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ với mong muốn được kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống định danh, xác thực điện tử và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Công chứng viên kiểm tra hồ sơ, giấy tờ của người có yêu cầu công chứng.
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cho rằng, việc xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung cũng cần có thời gian chứ không thể “một sớm một chiều”. Vì thế, trong thời gian này, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam mong các tổ chức hành nghề công chứng kết nối, chia sẻ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua Sở Tư pháp) các thông tin đã được mã hóa trong cơ sở dữ liệu về các trường sinh trắc học mà không liên quan ảnh hưởng đến vấn đề an ninh như: nhận diện khuôn mặt, vân tay, mống mắt…để phục vụ cho việc xác định chủ thể khi tham gia giao dịch công chứng và nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch. Vì “công chứng hàng ngày, hàng giờ vẫn phải thực hiện chức năng công chứng các giao dịch và bảo đảm chức năng xã hội của nghề công chứng”.
Nhu cầu công chứng của người dân rất cao, trong thời gian chờ hoàn thiện việc xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cũng kiến nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an sớm cấp phép cho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và quy định bảng giá dịch vụ khi sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu.
Nhu cầu công chứng của người dân rất cao, trong thời gian chờ xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cũng kiến nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an sớm cấp phép cho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và quy định bảng giá dịch vụ khi sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 27 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định khi sử dụng dịch vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì công chứng “thanh toán chỉ phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về giá”.
Về hình thức định giá, căn cứ mục 30 Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, do “Bộ, ngành được giao quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quyết định giá cụ thế, giá tối đa, khung giá (tùy dịch vụ)”.
Như vậy, Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền quy định giá dịch vụ mà tổ chức, cá nhân (trong đó có công chứng) phải trả khi sử dụng dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.
Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cũng kiến nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an sớm cấp phép cho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và quy định bảng giá dịch vụ khi sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu.
Nguyễn Nam (Tạp chí điện tử Bầu trời rộng mở)