Nhóm thừa kế về bất động sản:
- Thừa kế quyền sử dụng đất
- Thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Thừa kế quyền sở hữu nhà ở
- Thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở…
Nhóm thừa kế các về động sản:
- Thừa kế đối với ô tô, xe máy
- Thừa kế sổ tiết kiệm
- Thừa kế tài khoản ngân hàng
- Thừa kế cổ phần
- Thừa kế cổ phiếu, thừa kế trái phiếu
- Thừa kế vốn góp…
A- CÁC LOẠI VĂN BẢN VỀ THỪA KẾ
1. Văn bản khai nhận di sản thừa kế
2. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
3. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
B - CÁC GIẤY TỜ CẦN CUNG CẤP
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế ( Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch ) của những người thuộc diện hưởng thừa kế
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hợp pháp của người thuộc diện hưởng di sản thừa kế ( nếu có )
- Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền ( nếu có ) của người/những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế ( Hoặc giấy tờ chứng minh người đó đã chết )
- Giấy chứng tử của những người thuộc diện hưởng thừa kế ( nếu có )
- Di chúc hợp pháp ( nếu có )
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản thừa kế
-
Bản Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế chết. trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
C. TRÌNH TỰ ,THỦ TỤC CÔNG CHỨNG
Bước 1 : Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ ( Bản photo và bản gốc để đối chiếu ) ; Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, hướng dẫn tại nhà (có thù lao).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.
Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo Bản Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản để niêm yết tại UBND Phường, nơi có hộ khẩu thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế chết (Trường hợp di sản là bất động sản thì việc niêm yết còn phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản) trong thời gian 15 ngày. Nếu không có khiếu kiện gì trong thời gian niêm yết đó, VPCC PHẠM VĂN KHÁNH sẽ tiến hành các thủ tục cuối cùng về khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đó .